Like Page để cập nhật tin mới ngay trên facebook nhé

Trình bày quan niệm và đặc điểm cơ bản nền hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trình bày quan niệm và đặc điểm cơ bản nền hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Các yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước
- Hệ thống thể chế quản lí xã hội theo luật pháp, gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của cơ quan hành chính
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ chính phủ trung ương tới chính quyền cơ sở
- Đội ngũ cán bộ công chức hành chính gồm những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền
Ba yếu tố trên có mối gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy để hoàn thiện nền hành chính nhà nước cần cải cách đồng bộ và được tổ chức từ chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.
2. Đặc điểm của nền hànhchính nhà nước
- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
+ Hành chính nhà nước phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo
+ Tuy nhiên cũng có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ kĩ thuật hành chính
- Tính pháp quyền
+ Nền hành chính nhà nước là công cụ của công quyền, hoạt động dưới luật theo những nguyên tắc quy phạm pháp luật
+ Tính pháp quyền đòi hỏi cơ quan hành chính và cán bộ công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền
- Tính liên tục tương đối ổn định và thích ứng
+ Nhiệm vụ của hành chính công là phục vụ công vụ và công dân. Đây là công việc thường xuyên, hàng ngày, liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên liên tục
+ Tính liên tục ổn định không loại trừ tính thích ứng, ổn định là tương đối, không phải cố định. Đời sống kinh tế và xã hội luôn biến động không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước cũng phải luôn thích ứng với hoàn cảnh thực tế đó.
- Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao
+ Các hoạt động trong nền hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng, đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng
+ Cán bộ công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc
- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
+ Nền hành chính nhà nước gồm một hệ thống định chế thứ bậc chặt chẽ từ trung ương tới địa phương trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên
+ Mỗi cấp mỗi công chức hoạt động theo thẩm quyền của mình
- Tính không vụ lợi
+ Hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và công dân
+ Xây dựng hành chính công, công tâm trong sạch không vì mục đích doanh lợi, không đòi hỏi ở người được phục vụ trả thù lao
- Tính nhân đạo
+ Bản chất nhà nước ta là nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân
+ Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc và thủ tục hành chính
+ Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu cửa quyền, hách dịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ.

Facebook Comments