Like Page để cập nhật tin mới ngay trên facebook nhé

Những yếu tố tổng thể các bước soạn thảo văn bản, ý nghĩa từng bước?


Những yếu tố tổng thể các bước soạn thảo văn bản, ý nghĩa từng bước?

1. Khái niệm về quy trình ban hành văn bản
Quy trình ban hành văn bản là các bước mà cơ quan quản lí hành chính nhà nước có thẩm quyền nhất thiết phải tiến hành trong công tác xây dựng và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của mình
2. Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành văn bản
2.1 Sáng kiến văn bản: đề xuất và lập chương trình xây dựng dự thảo văn bản
2.2. Soạn thảo dự án và thảo văn bản:
a. Quyết định cơ quan đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo, lập Ban soạn thảo
b. Ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu biên soạn dự thảo
* Tổng kết đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu, thông tin, nghiên cứu rà soát các văn kiện chủ đạo của Đảng, các văn bản pháp luật hiện hành, khảo sát điều tra xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
Ý nghĩa: Tổng kết, đánh giá các văn bản có liên quan, thu thập tài liệu nhằm tiếp thu, kế thừa những nội dung vẫn còn hiệu lực của các văn bản trước đó, mặt khác nhằm tránh tình trạng chồng chéo về nội dung hoặc xung đột giữa văn bản sắp ban hành với các văn bản có liên quan. Nghiên cứu, rà soát các văn kiện của Đảng nhằm cụ thể hóa đường lối, chính sách và sự lãnh đạo của Đẳng vào các văn bản pháp luật, đưa sự lãnh đạo của Đảng vào cuộc sống. Việc điều tra, khảo sát xã hội, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài nhằm có thông tin phân tích, đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế. Đối với những lĩnh vực mới, cần tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, áp dụng có nghiên cứu, chọn lọc phù hợp với tình hình cụ thể.
* Chọn lựa phương pháp hợp lí, xác định mục đích, yêu cầu để có cơ sở lựa chọn thể thức văn bản, ngôn ngữ diễn đạt, văn phong trình bày và thời điểm ban hành
* Viết dự thảo lần thứ nhất:
+ Phác thảo nội dung ban đầu
+ Soạn đề cương chi tiết
+ Tham khảo ý kiến của thủ trưởng, các chuyên gia
+ Tổ chức thảo luận nội dung phác thảo
+ Chỉnh lí phác thảo
Dự thảo phải đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính khả thi, tính bắt buộc thực hiện và tính đại chúng
Ý nghĩa: Bước dự thảo văn bản,  lấy ý kiến, tổ chức thảo luận nội dung phác thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm bước đầu xây dựng nội dung văn bản, đảm bảo nội dung văn bản có chất lượng, chiều sâu
* Biên tập và tổ chức đánh máy dự thảo
* Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, chú trọng ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân (các nhà khoa học chuyên ngành) có liên quan đến lĩnh vực văn bản điều chỉnh
Ý nghĩa: bước lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, nhằm tranh thủ chuyên môn, kinh nghiệm của các chuyên gia của các ngành khác, đảm bảo văn bản có tính khoa học, tính thống nhất, tính khả thi, tránh sự chồng chéo, xung đột giữa các văn bản pháp lí
* Thẩm định dự thảo
Bước thẩm định dự thảo được áp dụng tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo văn bản do cơ quan chủ trì soạn thảo xác định việc thẩm định. Trường hợp thẩm định, hồ sơ thẩm định gồm các giấy tờ sau:
+ Công văn yêu cầu thẩm định
+ Tờ trình dự thảo
+ Bản dự thảo
+ Bản tổng hợp ý kiến tham gia
+ Các văn bản có liên quan khác (nếu có)
2.3 Thông qua
a. Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ hồ sơ trình duyệt dự thảo lên cấp trên để xem xét và thông qua. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:
- Tờ trình dự thảo văn bản
- Bản dự thảo
- văn bản thẩm định (nếu có_
- Bản tập hợp ý kiến tham gia
- Các văn bản, giấy tờ liên quan khác
b. Thông qua và kí ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền và thủ tục luật định
c. Trong trường hợp không được thông qua thì cơ quan soạn thảo phải chỉnh lí và trình lại dự thảo văn bản trong thời gian nhất định
2.4 Công bố văn bản
Văn bản không thuộc danh mục bí mật nhà nước tùy theo tính chất và nội dung phải được công bố, yết thị và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo luật định
2.5 Gửi và lưu trữ văn bản
- Thủ tục chuyển văn bản
- Thủ tục sao văn bản
- Thủ tục lưu văn bản

Facebook Comments